Tư vấn thiết kế

BMWEB

icon phone thanhdatphat2019@gmail.com icon phone 0969 488 900
Tư vấn thiết kế
PHÒNG LẠNH - PHÒNG SẠCH - KHO LẠNH

PHÒNG LẠNH - PHÒNG SẠCH - KHO LẠNH

Ngày đăng: 08/10/2023 05:26 PM

Tiêu Chuẩn Và Quy Trình Làm Phòng Sạch Kho Lạnh AuthorChống Nóng TônCategoriesTin Tức Rate this post Đầu tiên cũng như tất cả công trình khác, muốn thi công kho lạnh chúng ta phải chuẩn bị một số vật liệu quan trọng sau: Tấm panel kho lạnh Cửa panel kho lạnh Linh kiện hệ thống khung treo trần Có bản thiết kế hoàn thiện Chuẩn bị đầy đủ vật tư cần thiết khác Giai đoạn 1: Kiểm tra độ phẳng và mặt bằng kho lạnh. Kiểm tra mặt bằng kho lạnh đã chuẩn chưa bằng máy cân thuỷ. Phải đảm bảo được độ dốc từ 2 – 3% Trong quá trình kiểm tra nếu có sự sai lệch phải sửa chữa lại đến khi hoàn thiện. Vì kho lạnh đạt tiêu chuẩn phải đảm bảo các chỉ số an toàn khi đưa vào sử dụng. Để bảo quản sản phẩm trong thời gian lâu dài không để cho bất kì vị trí nào động nước sẽ ảnh hưởng đến các chỉ số đến vật liệu cách nhiệt. Giai đoạn 2: Lắp đặt hệ thống panel trần Lắp đặt hệ thống treo trần panel thường áp dụng cho kho lạnh lớn cho chiều dài từ 4 mét trở lên. Bước đầu tiên, các tấm panel kho lạnh sẽ hàn với nhau theo cấu trúc khung dầm. Sau đó kiểm tra các điểm đã được kết nối vững chắc, an toàn và phù hợp với độ cao của kho lạnh. Xác định chính xác các vị trí treo móc, tiếp theo lắp đặt hệ thống trần panel đúng bản vẽ. Lưu ý lắp panel: Panel phải đảm bảo liên kết 3: Tưởng -> trần, Tường -> tường, Tường -> nền. Hiện nay đa số các nhà thầu đều sử dụng 2 loại vật liệu phổ biến là tấm panel pu kho lạnh – cho các loại kho lạnh âm sâu. và tấm panel eps cách nhiệt – sử dụng cho kho dương kho nổi trên. thi công panel Giai đoạn 3: Gắn cửa panel kho lạnh Sau bước 2, chúng ta đã cơ bản hoàn thiện được 80% của “Quy trình lắp đặt tấm panel kho lạnh đạt tiêu chuẩn”. Tiếp theo việc quan trọng nhất là lắp cửa panel kho lạnh vào. Lắp cửa phù hợp để cho quá trình sử dụng vận chuyển hàng hoá ra vào đạt hiệu quả cao. Đối với cửa panel có bản lề cửa mở panel Đảm bảo lề phải bắt đúng quy cách và đảm bảo đủ số lượng để đủ lực chịu đựng trọng lượng của cửa. Xung quanh cửa phải có Gioăng lạnh kín, không gây thoát hơi ra bên ngoài. Điện trở sưởi tốt khi đưa vào sử dụng Cửa phải mở, đóng dễ dàng không quá cứng để tiện ra vào bên trong kho. Đối với cửa trược lăn không lề Cửa phải chắc chắc, khi lăn không làm chấn động khung sườn panel Hệ thống lề, tay cầm phải an toàn tuyệt đối Đều lắp gioăng chống thoát khí Điện trở sưởi đảm bảo hoạt động đúng quy trình đảm bảo an toàn cho kho lạnh. Khi đã xong lắp đặt panel trần và cửa panel kho lạnh chúng ta phải kiểm tra lại 1 lần nữa các điểm sau: Kiểm tra lại các khớp nối panel, bản lề cửa đã chắc chắn an toàn chưa? Nếu chưa thì gia cố lại Gắn các thanh V nhôm ghép các góc cạnh trong ngoài kho lạnh cho chắc bằng Camclock Trang bị đầy đủ các loại hướng dẫn an toàn khi sử dụng kho lạnh ở trong và ngoài cửa kho Lắp đặt tất các các phụ kiện cần thiết: đồng hồ, van áp suất, công tắc chuông… Sử dụng slilicon trích lại toàn bộ mối nối, mối hở. Hoàn thiện tất cả bật kho lạnh chạy và kiểm tra xem có bị rò rỉ khí lạnh không Qua hướng dẫn Quy trình lắp đặt tấm panel kho lạnh đạt tiêu chuẩn hi vọng phần nào giúp cho các bạn chưa nắm rõ về quy trình sẽ hiểu hơn để thi công 1 kho lạnh. Ngoài ra nếu quý khách không có đủ chức năng để thực hiện có thể nhờ bên công ty thứ 3 có đầy đủ tài lực để thực hiện sẽ tiết kiệm được chi phí và thời gian.
CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG

CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG

Ngày đăng: 08/10/2023 05:17 PM

Công Trình Dân Dụng Là Gì? Trước khi tìm hiểu về cách phân loại công trình dân dụng và các quy định trong phân cấp công trình dân dụng thì chúng ta cần phải biết công trình dân dụng là gì? Bạn đã biết mẫu đơn xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng theo quy định mới nhất chưa? Đọc ngay để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào nhé! Công trình dân dụng là công trình xây dựng bao gồm các loại nhà ở, nhà và công trình công cộng. Nhà ở gồm nhà chung cư và nhà riêng lẻ Công trình công cộng gồm: Công trình văn hóa; công trình giáo dục; công trình y tế; công trình thương nghiệp, dịch vụ; nhà làm việc; khách sạn, nhà khách; nhà phục vụ giao thông; nhà phục vụ thông tin liên lạc, tháp thu phát sóng phát thanh, phát sóng truyền hình; nhà ga, bến xe; công trình thể thao các loại. Công trình xây dụng dân dụng Công trình xây dụng dân dụng Chứng chỉ năng lực thi công xây dựng là chứng chỉ cần thiết dành cho những cá nhân, tổ chức hoạt động trên lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam. Đây đồng thời là điều kiện, quyền hạn của doanh nghiệp/cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng. Quy Định Phân Cấp Công Trình Dân Dụng Các công ty xây dựng khi làm hồ sơ xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng còn nhiều thắc mắc về các hợp đồng kinh tế có đủ điều kiện xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1,2,3 theo quy định không? Viện Quản Lý Xây Dựng xin hướng dẫn các công ty, kỹ sư dễ dàng phân biệt công trình dân dụng cấp 1, cấp 2, cấp 3 – Phân cấp công trình theo quy định mới nhất. Quy định về phân cấp công trình xây dựng dân dụng hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động xây dựng như sau: Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014; Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định 46/2015/NĐ-CP); Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định 59/2015/NĐ-CP); Căn cứ Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng. Việc Phân cấp công trình công nghiệp dựa vào những nguyên tắc chung quy định tại QCVN-03-2012-BXD của Bộ Xây Dựng. Theo quy định mới nhất, công trình công nghiệp được phân thành cấp 1, cấp 2, cấp 3. Phân Cấp Công Trình Dân Dụng Cấp 1, Cấp 2, Cấp 3 Dựa vào quy định về phân cấp công trình xây dựng công trình dân dụng được phân loại theo những cấp sau: Công trình dân dụng cấp đặc biệt: Là nhà ở có tổng diện tích sàn lớn hay bằng 15.000m2 ( ≥15.000m2) hay có chiều cao trên hay bằng 30 tầng (≥30 tầng). Công trình dân dụng cấp 1: Là nhà ở có tổng diện tích sàn từ 10.000m2 đến dưới 15.000m2 (từ 10.000m2 < 15.000m2) hay có chiều cao từ 20 đến 29 tầng. Công trình dân dụng cấp 2: Là nhà ở có tổng diện tích sàn từ 5.000m2 đến dưới 10.000m2 (từ 5.000m2 < 10.000m2) hay có chiều cao từ 9 đến 19 tầng. Công trình dân dụng cấp 3: Là nhà ở có tổng diện tích sàn từ 1.000m2 đến dưới 5.000m2 (từ 1.000m2 < 5.000m2) hay có chiều cao từ 4 đến 8 tầng. Công trình dân dụng cấp 4: Là nhà ở có tổng diện tích sàn dưới 1.000m2 hay có chiều cao nhỏ hơn hay bằng 3 tầng ( ≤ 3 tầng). Phân Cấp Công Trình Dân Dụng Cấp 1, Cấp 2, Cấp 3 Theo Quy Mô Công Suất Hoặc Tầm Quan Trọng (Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Bộ Xây dựng). Phân cấp công trình dân dụng cấp 1, cấp 2, cấp 3 chi tiết tại: THÔNG TƯ BỘ XÂY DỰNG QUY ĐỊNH CẤP CÔNG TRÌNH. Như vậy, với những thông tin cung cấp ở trên đã phần nào giúp bạn giải đáp được thắc mắc của mình phân cấp công trình dân dụng phân loại dựa theo quy định nào rồi phải không. Hy vọng, đây sẽ là thông tin hữu ích giúp bạn bổ sung thêm kiến thức về công trình xây dựng.
KHO KẾT HỢP VĂN PHÒNG

KHO KẾT HỢP VĂN PHÒNG

Ngày đăng: 08/10/2023 05:13 PM

NHỮNG LƯU Ý CẦN THIẾT KHI THIẾT KẾ NHÀ XƯỞNG KẾT HỢP VĂN PHÒNG Thiết kế nhà xưởng kết hợp văn phòng là một công tác quan trọng trong hoạt động chung của một doanh nghiệp. Bố cục trong nhà xưởng ảnh hưởng đến việc tối ưu hiệu quả sản xuất, đồng thời cũng phải đáp ứng nhu cầu của nhân viên. Ý nghĩa cơ bản của nhà xưởng là cung cấp không gian cho hoạt động sản xuất diễn ra. Không gian này được bố cục như thế nào sẽ tác động đến hiệu quả của luồng công việc, vật liệu và thông tin. Chìa khóa để thiết kế tốt là kết hợp nhu cầu của nhân viên (bao gồm cả khách hàng), vật liệu (vật liệu thô, thành phẩm), và máy móc thiết bị sao cho tạo thành một hệ thống duy nhất hoạt động tốt. Yêu cầu thiết kế nhà xưởng Nhà xưởng công nghiệp, nhà máy là một dạng công trình mang tính đặc thù, nhưng vẫn là một hình thái kiến trúc. Việc tư vấn, thiết kế nhà xưởng cần đáp ứng tối thiểu 3 yếu tố sau: Sơ đồ công năng hợp lí Đây là yếu tố đầu tiên và tiên quyết đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của chủ đầu tư sau này. Một sơ đồ công năng được tính toán và bố trí hợp lí giúp quá trình sản xuất diễn ra suôn sẻ, nhịp nhàng tạo ra năng suất lao động cao nhất. Tạo nên một công trình kiến trúc đẹp, thẩm mỹ Quan điểm về nhà xưởng công nghiệp không cần quan tâm đến tính thẩm mỹ thì nay đã không còn phù hợp. Ngoài chức năng là kho bãi tập kết vật tư, nguyên vật liệu hay những công xưởng sản xuất bụi bặm,nóng bức các công trình nhà xưởng công nghiệp ngày càng được các chủ đầu tư yêu cầu cao và quan tâm hơn. Với sự tư vấn tận tâm của các kiến trúc sư, công trình nhà xưởng sẽ trở nên hài hòa và đẹp mắt hơn rất nhiều. Tối ưu giải pháp kinh tế – kỹ thuật Việc thiết kế phải đảm bảo yếu tố an toàn ổn định cho hệ kết cấu nhà xưởng. Các biện pháp thi công, giải pháp kỹ thuật trong quá trình xây dựng nhà xưởng cần được tính đến ngay từ giai đoạn thiết kế bản vẽ, việc lựa chọn vật liệu hoàn thiện cũng cần cân nhắc xem xét kỹ. Việc thiết kế nhà xưởng cần phải lưu ý: Đảm bảo các khả năng chịu đựng của kết cấu trong điều kiện bất lợi trong quá trình sản xuất. Sơ đồ giao thông thuận tiện giữa các khâu trong quá trình sản xuất. Khả năng cải tạo và mở rộng thêm diện tích nhà xưởng trong tương lai. Đảm bảo các yêu cầu về mật độ cây xanh, mật độ xây dựng, yêu cầu về phòng cháy và xả thải môi trường ( ĐTM) Tạo cho người lao động một không gian làm việc thoáng mát, đầy đủ ánh sáng tự nhiên nhằm tiết kiệm điện năng và tăng năng suất.
NHÀ XƯỞNG SẢN XUẤT

NHÀ XƯỞNG SẢN XUẤT

Ngày đăng: 08/10/2023 05:09 PM

Việc chọn lựa khu xưởng sản xuất luôn khiến các doanh nghiệp phải đắn đo suy nghĩ. Làm thế nào đưa ra được quyết định đúng đắn nhất để hoạt động kinh doanh sản xuất thật hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ hơn 3 tiêu chí lựa chọn nhà xưởng giúp hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Các doanh nghiệp cần lựa chọn nhà xưởng theo tiêu chí sau 1/ Tiềm lực doanh nghiệp Điều tiên quyết cơ bản đầu tiên nhất đó chính là bạn phải xác định được tiềm lực và nội lực của doanh nghiệp mình. Thứ nhất, doanh nghiệp phải xác định được mình “cần” gì. Liệt kê ra một danh sách, những nhu cầu, quy mô để quyết định nên xây hay thuê nhà xưởng sản xuất. Thứ hai, xác định vị thế doanh nghiệp mình đang ở đâu trên thị trường. Để từ đó hoạch định chiến lược phát triển đưa doanh nghiệp đi đúng hướng. Thứ ba, nguồn lực của doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai là gì? Doanh nghiệp có đủ nguồn nhân lực, nguồn vốn chưa? 2/ Vị trí khu xưởng sản xuất Xác định địa điểm đặt nhà xưởng sản xuất là hoạt động rất quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Thực sự rất khó có thể đưa ra câu trả lời chính xác ngay lập tức vị trí nhà xưởng như thế nào là “đắc địa”. Với mặt hàng sản xuất và thị trường mà doanh nghiệp hướng tới thì nên đặt nhà xưởng ở đâu? Nhà xưởng ở nơi nào thì có thể dễ kết nối, thực hiện giao dịch với các đối tác một cách dễ dàng? Khu vực nào sẽ có nguồn nhân lực dồi dào? Trình độ nguồn nhân lực đó có phù hợp với vị trí tại xưởng sản xuất,... là những câu hỏi bạn nên đặt ra trước khi chọn nhà xưởng cho doanh nghiệp. Và nếu có khả năng tầm nhìn xa hơn thì doanh nghiệp nên suy nghĩ đến sự phát triển trong ngắn hạn và dài hạn tại khu vực nơi đặt nhà xưởng. 3/ Mẫu khu xưởng sản xuất Chọn lựa mẫu nhà xưởng tưởng chừng như rất dễ nhưng thực tế lại rất khó. Mẫu nhà xưởng sẽ ảnh hưởng đến khá nhiều trong việc vận hành sản xuất được hiệu quả hay không. Nếu như thiết kế nhà xưởng hợp lý với các công năng hoạt động hiệu quả sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Xét về lâu dài, những chi phí ẩn này có thể đủ để bạn đầu tư hoặc bù đắp phần nào vào hoạt động kinh doanh. Nên tham khảo các khu xưởng sản xuất mẫu trước khi lựa chọn nhà xưởng Ngoài ra, chọn lựa khu xưởng sản xuất cũng phụ thuộc vào quy mô sản xuất hoặc là tính phức tạp trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, tính thẩm mỹ cũng ngày càng được đánh giá cao hiện nay. Một môi trường làm việc gọn gàng, ưa nhìn sẽ giúp kích thích năng suất và hoạt động của nguồn nhân lực đạt hiệu quả cao. Việc chọn lựa nhà xưởng cần sự đánh giá chuyên sâu và quá trình tìm hiểu lâu dài, kỹ lưỡng. Hy vọng những thông tin mà Tadapa đưa ra sẽ giúp bạn dễ dàng tìm được khu nhà xưởng tối ưu nhất cho doanh nghiệp của mình.
NHÀ XƯỞNG LÀM KHO

NHÀ XƯỞNG LÀM KHO

Ngày đăng: 08/10/2023 05:04 PM

Công ty TNHH Thương Mại Xây Dựng Cơ Khí Thành Đạt Phát là một doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ nhà làm kho xưởng. Với kinh nghiệm và chuyên môn cao, công ty đảm bảo mang đến cho khách hàng những giải pháp tối ưu trong lĩnh vực này.
Zalo
Hotline